Phimxx

Góp ý dự Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ khi thảo luận tổ ở Quốc hội sáng 10/11, thượng tọa cảnh đẹp việt nam

【cảnh đẹp việt nam】'Cần trừ điểm giấy phép lái xe người vi phạm giao thông'

Góp ý dự Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ khi thảo luận tổ ở Quốc hội sáng 10/11,ầntrừđiểmgiấyphépláixengườiviphạmgiaothôcảnh đẹp việt nam thượng tọa Thích Đức Thiện (Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam) nói từ năm 2003, cơ quan chức năng đã áp dụng biện pháp đánh dấu số lần vi phạm về giao thông đường bộ trên bằng lái bằng "bấm lỗ".

Theo đó, nếu giấy phép lái xe bị đánh dấu 2 lần vi phạm thì tài xế phải thi lại khi đổi giấy phép lái xe; nếu bị đánh dấu 3 lần, giấy phép lái xe hết giá trị sử dụng, tài xế phải thi lại cả lý thuyết và thực hành để được cấp giấy phép mới.

Tuy nhiên sau 4 năm thực hiện, quy định này bị bãi bỏ. Bộ Công an cho rằng việc bấm lỗ trên giấy phép lái xe không thể hiện thời điểm vi phạm, bằng lái lem nhem thiếu thẩm mỹ. Ngoài ra việc bấm lỗ dễ phát sinh tiêu cực khi lái xe bị bấm lỗ nhiều thì tìm mọi cách "chạy" bằng lái mới.

Thượng tọa Thích Đức Thiện nêu, khi ông thi và lấy bằng lái xe ở bang California (Mỹ), họ cũng áp dụng quy định tài xế vi phạm sẽ bị trừ điểm tùy theo mức độ phạm lỗi. Khi giấy phép lái xe bị trừ hết điểm sẽ bị thu hồi và bị phạt hành chính. "Cần phải có quy định trừ điểm bằng lái xe trong Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ", ông Thiện nêu quan điểm.

Thượng tọa Thích Đức Thiện. Ảnh: Media Quốc hội

Thượng tọa Thích Đức Thiện. Ảnh: Media Quốc hội

Ông Thiện cũng bày tỏ quan ngại khi mỗi năm giấy phép lái xe được cấp rất nhiều nhưng chưa có quy định về kiểm soát sau khi sát hạch. Ông lấy ví dụ, có người học, thi lấy bằng lái xe xong rồi mấy năm sau không lái, hay có tài xế xe tải trọng lớn không chỉ vi phạm nồng độ cồn mà còn dùng ma túy. "Đây là điều đáng cảnh báo. Luật cần quy định rõ vai trò và trách nhiệm của sát hạch, cấp bằng lái xe gắn với đảm bảo trật tự an toàn giao thông", thượng tọa Thích Đức Thiện đề xuất.

Tại tổ Quảng Bình, thiếu tướng Nguyễn Tiến Nam (Viện trưởng Khoa học hình sự - Bộ Công an) cũng đồng tình cần bổ sung vào dự thảo luật quy định về tính điểm giấy phép lái xe. Ông cho rằng, đây là biện pháp quản lý chứ không phải xử phạt hành chính. "Hiện có nhiều trường hợp vi phạm nhưng sau đó vẫn không nâng cao ý thức. Nếu trừ điểm giấy phép lái xe người vi phạm thì có thể cải thiện tình trạng này", ông Nam phát biểu.

Đại biểu Nguyễn Tiến Nam. Ảnh: Media Quốc hội

Đại biểu Nguyễn Tiến Nam. Ảnh: Media Quốc hội

Trước đó, thẩm tra tờ trình dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ, Ủy ban Quốc phòng An ninh cho biết nhiều ý kiến đề nghị bổ sung quy định về điểm, trừ điểm giấy phép lái xe. Nguyên nhân là trong điều kiện kinh tế số, xã hội số, khoa học công nghệ ngày càng phát triển, việc ứng dụng công nghệ số xử lý vi phạm giao thông là tất yếu, bao gồm việc tính điểm, trừ điểm giấy phép lái xe. Một số nước đã thực hiện việc này.

Về sát hạch giấy phép lái xe, nhiều ý kiến đề nghị bổ sung quy định quản lý nhà nước sau sát hạch giấy phép lái xe và kiểm tra bất thường với đào tạo, sát hạch, cấp bằng, phúc tra kết quả.

Từ năm 2020, Bộ Công an đã nêu ý tưởng quy định trừ điểm giấy phép lái xe với người vi phạm vào dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ. Theo đó, mỗi giấy phép lái xe có 12 điểm, tương ứng với 12 tháng và tài xế sẽ bị trừ điểm trên hệ thống quản lý mỗi khi vi phạm.

Khi bị trừ hết điểm, giấy phép lái xe không còn hiệu lực. Tài xế muốn cấp giấy phép lái xe mới, phải học và thi trong thời gian ít nhất 6 tháng kể từ ngày giấy phép lái xe cũ hết hiệu lực. Tuy nhiên tại dự thảo mới nhất, cơ quan soạn thảo không nêu quy định này.

Theo chương trình, Quốc hội sẽ thảo luận dự án luật này vào ngày 24/11 và xem xét thông qua tại kỳ họp giữa năm 2024.

Viết Tuân

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap